cp/others/easy20160714
2017-01-02 20:37:59 +07:00
..
01.c Add others/easy20160714 2017-01-01 21:15:44 +07:00
02.c Add others/easy20160714 2017-01-01 21:15:44 +07:00
03.c Add others/easy20160714 2017-01-01 21:15:44 +07:00
04.c Add others/easy20160714 2017-01-01 21:15:44 +07:00
05.c Add others/easy20160714 2017-01-01 21:15:44 +07:00
06.c Add others/easy20160714 2017-01-01 21:15:44 +07:00
07.c Add others/easy20160714 2017-01-01 21:15:44 +07:00
08.c Add others/easy20160714 2017-01-01 21:15:44 +07:00
09.c Add others/easy20160714 2017-01-01 21:15:44 +07:00
10.c Add others/easy20160714 2017-01-01 21:15:44 +07:00
11.c Add others/easy20160714 2017-01-01 21:15:44 +07:00
12.c Add others/easy20160714 2017-01-01 21:15:44 +07:00
13.c Add others/easy20160714 2017-01-01 21:15:44 +07:00
14.c Add others/easy20160714 2017-01-01 21:15:44 +07:00
15.c Add others/easy20160714 2017-01-01 21:15:44 +07:00
16.c Update others/easy20160714 2017-01-02 20:37:59 +07:00
17.c Update others/easy20160714 2017-01-02 20:37:59 +07:00
18.c Update others/easy20160714 2017-01-02 20:37:59 +07:00
19.c Update others/easy20160714 2017-01-02 20:37:59 +07:00
20.c Update others/easy20160714 2017-01-02 20:37:59 +07:00
21.c Update others/easy20160714 2017-01-02 20:37:59 +07:00
22.c Update others/easy20160714 2017-01-02 20:37:59 +07:00
23.c Update others/easy20160714 2017-01-02 20:37:59 +07:00
24.c Update others/easy20160714 2017-01-02 20:37:59 +07:00
25.c Update others/easy20160714 2017-01-02 20:37:59 +07:00
26.c Update others/easy20160714 2017-01-02 20:37:59 +07:00
27.c Update others/easy20160714 2017-01-02 20:37:59 +07:00
28.c Update others/easy20160714 2017-01-02 20:37:59 +07:00
29.c Update others/easy20160714 2017-01-02 20:37:59 +07:00
30.c Update others/easy20160714 2017-01-02 20:37:59 +07:00
31.c Update others/easy20160714 2017-01-02 20:37:59 +07:00
README.md Update others/easy20160714 2017-01-02 20:37:59 +07:00

Eazy 2016-07-14

Bài 01

Nhập số nguyên x có giá trị tuyệt đối không vượt quá 1000.

Tìm số nguyên âm chẵn lớn nhất nhỏ hơn x.

Ví dụ

INP.TXT OUT.TXT
-1 -2

Bài 02

Cho một dãy số nguyên, đưa ra số chẵn lớn nhất.

Dữ liệu vào

  • Dòng đầu chứa số nguyên dương n là số lượng phần tử của dãy (n ≤ 100).
  • Dòng thứ hai chứa n số nguyên a1, a2, ..., an (|ai| ≤ 1000).

Dữ liệu ra

Một số duy nhất là số chẵn lớn nhất trong dãy. Nếu không tồn tại số nào, ghi ra -1.

Ví dụ

INP.TXT OUT.TXT
4
2 9 6 3
6

Bài 03

Một cửa hàng mới khai trương được n ngày. Ban đầu cửa hàng bỏ ra k đồng để đầu tư cơ sở hạ tầng. Ngày thứ i cửa hàng bỏ ra một số vốn là ai đồng và cuối ngày thu về bi đồng.

Hỏi ngày bao nhiêu thì cửa hàng bắt đầu thu hồi được hết vốn bỏ ra?

Dữ liệu vào

  • Dòng đầu chứa hai số nguyên dương n và k (n ≤ 100, k ≤ 106).
  • Dòng thứ hai chứa n số nguyên dương a1, a2, ..., an (|ai| ≤ 1000).
  • Dòng thứ b chứa n số nguyên dương b1, b2, ..., bn (|bi| ≤ 1000).

Dữ liệu ra

Một số nguyên chỉ ngày đầu tiên cửa hàng thu hồi vốn. Nếu sau n ngày vẫn chưa thu hồi vốn, ghi ra số -1.

Ví dụ

INP.TXT OUT.TXT
4 8
3 2 3 4
4 5 9 2
3
3 6
1 2 3
2 3 4
-1

Bài 04

Cho dãy n số a1, a2, ..., an và số nguyên m.

Tìm hai số có tổng là m trong dãy a.

Dữ liệu vào

  • Dòng đầu chứa hai số nguyên n và k (0 ≤ n ≤ 100, m ≤ 2000).
  • Dòng thứ hai chứa n số nguyên a1, a2, ..., an (|ai| ≤ 1000).

Dữ liệu ra:

Vị trí hai số có tổng là m trong dãy a. Nếu không tồn tại số nào, ghi ra -1.

Ví dụ

INP.TXT OUT.TXT
4 8
2 9 6 3
1 3

Bài 05

Giải bóng đá trường CHY có x đội tham gia. Luật chơi như sau. Tại mỗi vòng, các đội sẽ tham gia bốc thăm chọn cặp đá loại trực tiếp. Đội chiến thắng sẽ vào vòng sau. Nếu số đội là lẻ, có một đội bốc được lá thăm đặc biệt. Đội đó có thể bị loại hoặc cũng có thể không cần phải tham gia thi đấu cũng được vào vòng tiếp theo. Cứ như vậy cho tới khi tìm được nhà vô địch.

Hỏi số trận đấu của giải là bao nhiêu?

Dữ liệu vào

Một số nguyên dương x duy nhất là số lượng đội tham gia.

Dữ liệu ra

Hai số nguyên dương là tổng số trận đấu diễn ra:

  • Trường hợp một là đội bốc được lá thăm đặc biệt sẽ được vào thẳng vòng tiếp.
  • Trường hợp hai là đội bốc lá thăm đặc biệt sẽ bị loại.

Ví dụ

INP.TXT OUT.TXT
5 4 3

Bài 06

Mỗi ngày đi học, Đạt xin tiền mẹ x đồng mua bánh mỳ ăn sáng. Mỗi tuần Đạt học 6 buổi. Nhưng cứ vào ngày thứ 2 đầu tuần, Đạt chở em đi học nên mẹ cho thêm k đồng nữa. Tuy nhiên, thay vì ăn sang, Đạt đã tích tiền để mua quà tặng gấu. Giá của món quà mà Đạt muốn mua là y đồng.

Hỏi buổi học thứ bao nhiêu Đạt đủ tiền mua quà, biết ngày đầu tiên đi học là thứ Hai?

Dữ liệu vào

Ba số nguyên dương x, y, k.

Dữ liệu ra

Một số nguyên dương duy nhất là số buổi học.

Ví dụ

INP.TXT OUT.TXT
2 18 3 7

Bài 07

Trong cuộc bỏ phiếu rời UE, đất nước LANDENG có tổ chức cuộc trưng cầu dân ý. Đã có n người tham gia bỏ phiếu với số phiếu. Những người đồng ý việc rời UE sẽ ký hiệu phiếu số 1. Những người không đồng ý sẽ ký hiệu trên là phiếu số 2. Những người còn lại, có ý kiến khác đã ký hiệu trên phiếu số 3 và ghi thêm một số ý kiến của mình.

Hãy lập trình cho biết kết quả kiểm phiếu, biết quốc hội sẽ phê duyệt việc rời UE khi có trên 50% người ủng hộ việc rời UE.

Dữ liệu vào

  • Dòng đầu chứa số nguyên dương n là số người tham gia bỏ phiếu.
  • Dòng thứ hai chứa n số nguyên a1, a2, ..., an (1 ≤ ai ≤ 3) là ký hiệu của lá phiếu của n người.

Dữ liệu ra

YES nếu nước LANDENG rời UE còn NO trong trường hợp ngược lại.

Ví dụ

INP.TXT OUT.TXT
6
1 3 1 2 2 1
NO

Bài 08

Hôm nay đi học bé Đạt được cô giáo dạy về hình tam giác vuông. Nhà bé Đạt có n que diêm với độ dài lần lượt là a1, a2, ...,

an. Vì mới học nên bé Đạt muốn xem có 3 que nào có thể ghép thành hình tam giác vuông không? Bạn hãy lập trình giúp bé Đạt nhé!

Dữ liệu vào

  • Dòng đầu chứa số nguyên dương n (n ≤ 100) là số que diêm nhà bé Đạt.
  • Dòng thứ hai chứa n số nguyên dương a1, a2, ..., an là độ dài của n que diêm nhà Đạt.

Dữ liệu ra

YES nếu có cách xếp cho bé Đạt, NO nếu không có.

Ví dụ

INP.TXT OUT.TXT
5
1 2 3 4 5
YES

Bài 09

Ở trường Đạt có quen rất nhiều bạn gái. Một hôm Đạt được các bạn gái hỏi bài. Đề bài được đưa ra là: Cho 4 số l, r, a, b, hãy xác định số lượng số trong đoạn từ [l, r] mà chia hết cho cả a và b. Do hôm đó không nghe thầy giáo giảng nên Đạt đã không biết làm. Tuy nhiên vì không muốn mất mặt với các bạn gái nên Đạt đã nhờ sự trợ giúp của bạn.

Dữ liệu vào

4 số nguyên dương l, r, a, b (l ≤ r ≤ 109; a, b ≤ 1000) lần lượt là các số liệu của bài toán bạn gái Đạt.

Dữ liệu ra

Một số tự nhiên duy nhất là kết quả bài toán bạn gái của Đạt.

Ví dụ

INP.TXT OUT.TXT
11 81 2 3 12

Bài 10

Hôm nay lớp của Đạt lại học về dãy số cộng. Vì là người có giải quốc gia nên Đạt được các bạn nam trong lớp tin tưởng giao cho làm hộ một bài toán khó: Cho dãy n phần tử kiểm tra xem dãy có phải cấp số cộng hay không. Vì tối nay Đạt đã bận nhắn tin cho bạn gái nhưng cũng không muốn phụ lòng các bạn trai nên Đạt nhờ tới sự trợ giúp của bạn.

Dữ liệu vào

  • Dòng đầu chứa số nguyên n là số lượng số trong dãy số của bạn trai Đạt.
  • Dòng thứ hai chứa n số nguyên a1, a2, ..., an lần lượt là các số trong bài toán của bạn trai Đạt.

Dữ liệu ra

YES nếu dãy là cấp số cộng, NO trong trường hợp không là cấp số cộng.

Ví dụ

INP.TXT OUT.TXT
5
1 3 5 7 9
YES

Bài 11. Hoán vị (Permutation)

Kiểm tra dãy số a1, a2, ..., an có phải là hoán vị của dãy 1, 2, ..., n hay không?

Dữ liệu vào

  • Dòng đầu chứa số nguyên dương n (n ≤ 105) là số là số lượng số trong dãy.
  • Dòng thứ hai chứa n số nguyên a1, a2, ..., an (ai ≤ 105).

Dữ liệu ra

YES nếu dãy là hoán vị, NO trong trường hợp không là hoán vị.

Ví dụ

INP.TXT OUT.TXT
5
1 3 5 4 2
YES
5
1 5 3 4 5
NO

Bài 12. Điểm danh (Mark)

Một lớp có n học sinh. Hôm nay thầy giáo bắt các bạn điểm danh bằng cách đọc số thứ tự của mình trong lớp. Số thứ tự bạn nào được đọc lên nghĩa là bạn đó đã có mặt. Trong lớp có m bạn, mỗi bạn tới lượt mình tự nhớ và điểm danh số thứ tự ai.

Hỏi những bạn có số thứ tự nào đã vắng mặt trong sổ điểm danh?

Dữ liệu vào

  • Dòng đầu chứa hai số nguyên dương n, m (m ≤ n ≤ 105).
  • Dòng thứ hai chứa m số nguyên dương a1, a2, ..., am (ai ≤ n).

Dữ liệu ra

  • Dòng đầu là số bạn vắng p trong sổ điểm danh.
  • Dòng thứ hai chứa p số nguyên dương tăng dần là số thứ tự các bạn vắng.

Ví dụ

INP.TXT OUT.TXT
6 4
3 5 2 6
2
1 4

Bài 13. Xếp hàng khám bệnh

Bệnh viện có m phòng khám. Có n bệnh nhân tới bệnh viện khám bệnh xếp hàng theo thứ tự. Bệnh nhân thứ i muốn vào phòng khám ai.

Hãy cho biết số thứ tự của bệnh nhân thứ i tại phòng khám họ muốn vào, biết mỗi bệnh nhân tới đều được cấp một số thứ tự khám tại phòng là số thứ tự của người trước đó khám tại phòng đó cộng thêm 1 (người đầu tiên có số thứ tự là 1).

Dữ liệu vào

  • Dòng đầu chứa hai số nguyên dương n, m (m ≤ 100; n ≤ 105).
  • Dòng thứ hai chứa n số nguyên a1, a2, ..., an (ai ≤ 105).

Dữ liệu ra

n số nguyên t1, t2, ..., tn với ti là số thứ tự khám của người thứ i ghi trên một dòng.

Ví dụ

INP.TXT OUT.TXT
7 3
1 3 1 3 2 1 2
1 1 2 2 1 3 2

Bài 14. Đấu giá ngược (Reverse Auctions)

Có n người tham gia trò chơi đấu giá ngược để mua chiếc iPhone 6 Plus của công ty ABC. Người thứ i đưa ra mức giá ai. Ban tổ chức muốn chọn ra một người đã đưa ra mức giá nhỏ nhất và duy nhất để trao giải.

Hỏi người nhận giải thưởng đã phải trả số tiền bao nhiêu?

Dữ liệu vào

  • Dòng đầu chứa số nguyên dương n (n ≤ 105).
  • Dòng thứ hai chứa n số nguyên dương a1, a2, ..., an (ai ≤ 105).

Dữ liệu ra

Một số nguyên duy nhất là giá mà người thắng cuộc đưa ra. Nếu không tồn tại người thắng cuộc, đưa ra -1.

Ví dụ

INP.TXT OUT.TXT
6
4 3 2 1 2 1
3

Bài 15. Kiểm hàng siêu thị

Một siêu thị kinh doanh n mặt hàng được đánh số từ 1 đến n. Mặt hàng thứ i đang còn số lượng là bi và mức tối thiểu cần duy trì để đảm bảo hoạt động kinh doanh là ai. Hệ thống thông tin của siêu thị sẽ nhận được m tín hiệu thuộc một trong hai loại sau:

  • Loại A: 1 x y - đã nhập thêm y mặt hàng x.
  • Loại B: 2 x y - đã bán y mặt hàng x. Nếu số lượng sản phẩm mặt hàng này dưới mức an toàn thì cần nhập thêm để đạt mức ax.

Dữ liệu vào

  • Dòng đầu chứa hai số nguyên dương n, m.
  • n dòng tiếp theo, mỗi dòng chứa hai số tự nhiên ai và bi.
  • m dòng tiếp theo, mỗi dòng chứa một thông tin loại A hoặc B.

Dữ liệu ra

Với thông tin loại B, nếu số lượng sản phẩm x ở mức không an toàn, ghi ra tín hiệu BUY x y trong đó y là số sản phẩm x cần mua thêm để đạt mức an toàn.

Ví dụ

INP.TXT OUT.TXT
3 6
3 4
2 3
4 6
2 2 2 BUY 2 1
1 2 3
2 3 1
2 3 5 BUY 3 4
2 2 1
2 1 3 BUY 1 2

Bài 16

Cho xâu s chỉ chứa các chữ cái tiếng Anh thường và n yêu cầu có dạng:

  • 1 x y: thêm xâu x vào sau vị trí thứ y của xâu s hiện tại, nếu y = 0 thì thêm x vào đầu xâu s.
  • 2 x y: xóa xâu s bắt đầu từ vị trí thứ x, độ dài y.

Dữ liệu vào

  • Dòng đầu chứa xâu s và n (|s|, n ≤ 100).
  • n dòng tiếp theo chứa các yêu cầu.

Dữ liệu ra

Gồm n dòng, mỗi dòng là xâu s sau khi thực hiện mỗi yêu cầu.

Ví dụ

INP.TXT OUT.TXT
abc 2
1 d 1
2 2 2
adbc
ac

Bài 17

Cho xâu s gồm các chữ cái tiếng Anh và dấu cách.

Chuẩn hóa s về dạng biểu diễn tên người - chữ cái đầu tiên mỗi từ viết hoa, các chữ còn lại viết thường, giữa các từ chỉ có một dấu cách.

Dữ liệu vào

Xâu s (|s| ≤ 100000).

Dữ liệu ra

Xâu s sau khi chuẩn hoá.

Ví dụ

INP.TXT OUT.TXT
riCHArd MAttHEW sTalLmAn Richard Matthew Stallman

Bài 18

Cho xâu s gồm chữ cái in thường và chữ số.

Tính tổng các số trong xâu.

Dữ liệu vào

Xâu s (|s| ≤ 50).

Dữ liệu ra

Một số tự nhiên là tổng cần tìm.

Ví dụ

INP.TXT OUT.TXT
1as123as3xy 127

Bài 20

Cho hai xâu x và y.

Tìm vị trí x xuất hiện đầu tiên trong y.

Dữ liệu vào

Hai xâu x và y (|x|, |y| ≤ 100000).

Dữ liệu ra

Vị trí x xuất hiện đầu tiên trong y, nếu không tìm được in ra -1.

Ví dụ

INP.TXT OUT.TXT
abc zabcd 2
abc abdd -1

Bài 21

Cho hai xâu x và y.

Kiểm tra xem có thể xoá một số kí tự của y để được x (hay x là xâu con không liên tiếp của y) không.

Dữ liệu vào

Hai xâu x và y (|x|, |y| ≤ 1000).

Dữ liệu ra

YES nếu x là xâu con không liên tiếp của y, NO nếu không phải.

Ví dụ

INP.TXT OUT.TXT
abc adbec YES
abb abcd NO

Bài 21

Hôm nay Đạt được mẹ cho tiền đi chợ chơi. Đạt muốn mua áo để về khoe bạn gái. Ở chợ có n cái áo xếp thành hàng đánh số từ 1 tới n và giá của chúng cũng tăng dần từ a1 tới an. Những áo cùng loại thì có giá giống nhau và những áo khác loại có giá khác nhau. Đạt định mua mỗi loại một áo nhưng Đạt không biết là có bao nhiêu loại áo.

Hãy giúp Đạt đếm xem chợ có bao nhiêu loại áo.

Dữ liệu vào

  • Dòng đầu chứa số nguyên dương n (n ≤ 105).
  • Dòng thứ hai chứa n số nguyên dương a1 ≤ a2 ≤ ... ≤ an ≤ 105.

Dữ liệu ra

Một số nguyên dương duy nhất là số loại áo trong chợ.

Ví dụ

INP.TXT OUT.TXT
6
1 2 2 2 5 5
3

Bài 22

Hôm nay Đạt ở nhà một mình. Anh của Đạt có một xấp giấy. Mỗi tờ ghi số khác nhau. Các tờ giấy đã được sắp xếp theo thứ tự tăng dần của số ghi trên tờ giấy. Do nghịch ngợm Đạt đã chia xấp giấy của anh thành hai xấp nhỏ hơn cũng được sắp xếp tăng dần theo số trên tờ giấy. Vì sợ anh mắng nên Đạt nhờ bạn tìm cách sắp xếp chúng lại như ban đầu.

Dữ liệu vào

  • Dòng đầu chứa hai số nguyên dương n, m (n, m ≤ 105) lần lượt là số lượng các tờ giấy của mỗi xấp.
  • Dòng thứ hai chứa n số nguyên dương a1, a2, ..., an là số ghi trên các tờ giấy của xấp thứ nhất.
  • Dòng thứ ba chứa m số nguyên dương b1, b2, ..., bn là số ghi trên các tờ giấy của xấp thứ hai.

Ví dụ

INP.TXT OUT.TXT
3 3
1 4 6
2 3 5
1 2 3 4 5 6

Bài 23

Hôm nay Đạt tiếp tục được mẹ cho tiền đi chợ chơi. Đạt lại muốn mua áo về khoe bạn gái. Ở chợ có n cái áo có giá lần lượt là a1, a2, ..., an. Những áo cùng loại thì có giá giống nhau và những áo khác loại có giá khác nhau. Đạt định mua mỗi loại 1 áo nhưng Đạt không biết là có bao nhiêu loại áo.

Hãy giúp Đạt đếm xem chợ có bao nhiêu loại áo.

Dữ liệu vào

  • Dòng đầu chứa số nguyên dương n (n ≤ 105).
  • Dòng thứ hai chứa n số nguyên dương a1, a2, ..., an.

Dữ liệu ra

Một số nguyên dương duy nhất là số loại áo trong chợ.

Ví dụ

INP.TXT OUT.TXT
6
3 2 1 3 1 1
3

Bài 24

Công ty của bố Đạt dùng xe tải để chở hàng. Mỗi xe có thể chở không quá k tấn. Có n kiện hàng, kiện hàng thứ i có khối lượng ai. Vì các kiện hàng phải được chuyển ra theo thứ tự nên mỗi xe tải chỉ được chở các kiện hàng liên tiếp.

Đạt nhờ bạn tính số xe tải cần dùng.

Dữ liệu vào

  • Dòng đầu chứa hai số nguyên dương n và k (n, k ≤ 105).
  • Dòng thứ hai chứa n số nguyên dương a1, a2, ..., an.

Dữ liệu ra

Một số nguyên dương duy nhất là số lượng xe tải cần dùng.

Ví dụ

INP.TXT OUT.TXT
5 7
1 4 4 2 5
3

Bài 25

Đạt có một băng giấy gồm n ô lần lượt ghi các số nguyên a1, a2, ..., an. Bạn ấy muốn cắt băng giấy thành k đoạn nhỏ giống hệt nhau.

Hãy giúp Đạt kiểm tra xem có tồn tại cách cắt nào như thế không.

Dữ liệu vào

  • Dòng đầu chứa hai số nguyên dương n và k (n, k ≤ 105).
  • Dòng thứ hai chứa n số nguyên a1, a2, ..., an.

Dữ liệu ra

YES nếu có thể cắt như vậy, NO nếu không.

Ví dụ

INP.TXT OUT.TXT
9 3
1 2 5 1 2 5 1 2 5
YES

Bài 26

Đạt có một băng giấy dài gồm n ô, mỗi ô có ghi một số nguyên. Đạt muốn cắt băng giấy làm đúng k đoạn nhỏ sao cho các đoạn có tổng các số ghi trên giấy là bằng nhau.

Đạt muốn biết có tồn tại cách cắt nào như thế không.

Dữ liệu vào

  • Dòng đầu chứa hai số nguyên dương n và k (n, k ≤ 105).
  • Dòng thứ hai chứa n số nguyên a1, a2, ..., an.

Dữ liệu ra

YES nếu có thể cắt như vậy, NO nếu không.

Ví dụ

INP.TXT OUT.TXT
9 3
1 2 3 4 10 5 3 1 1
YES

Bài 27

Cho bảng kích thước m * n. Mỗi ô có chứa một số nguyên có giá trị tuyệt đối nhỏ hơn 1000. Đường chéo là các ô nằm trên đường thẳng đi qua góc trái trên vào góc phải dưới của một ô bất kì.

Tìm đường chéo có tổng các ô trong đó lớn nhất.

Dữ liệu vào

  • Dòng đầu chứa hai số nguyên dương m và n (m, n ≤ 100).
  • m dòng sau mỗi dòng chứa n số nguyên là các số trong bảng.

Dữ liệu ra

Tổng lớn nhất tìm được.

Ví dụ

INP.TXT OUT.TXT
3 4
-6 5 1 5
-1 10 5 1
-1 1 10 5
15

Bài 28

Cho ma trận kích thước m * n chứ các số nguyên. Ma trận con được xác định bởi tọa độ của ô trái trên và ô phải dưới. Giá trị của một ma trận con được định nghĩa là hiệu của số lớn nhất và số nhỏ nhất trong đó.

Hãy tìm một ma trận con có không ít hơn s ô và có giá trị lớn nhất.

Dữ liệu vào

  • Dòng đầu chứa ba số nguyên dương m, n và s (m, n ≤ 100; s ≤ m * n).
  • m dòng sau mỗi dòng chứa n số nguyên là các số trong bảng.

Dữ liệu ra

Giá trị lớn nhất tìm được.

Ví dụ

INP.TXT OUT.TXT
3 4
-6 5 1 5
-1 10 5 1
-1 1 10 5
16

Bài 29

Cho ma trận kích thước m * n chứ các số nguyên. Ma trận con được xác định bởi tọa độ của ô trái trên và ô phải dưới.

Hãy tìm ma trận con có không ít hơn s ô và có trung bình cộng các ô lớn nhất.

Dữ liệu vào

  • Dòng đầu chứa ba số nguyên dương m, n và s (m, n ≤ 10; s ≤ m * n).
  • m dòng sau mỗi dòng chứa n số nguyên là các số trong bảng.

Dữ liệu ra

Trung bình cộng lớn nhất tìm được.

Ví dụ

INP.TXT OUT.TXT
3 4
-6 5 1 5
-1 10 5 1
-1 10 10 5
8.75

Bài 30

Cho n điểm trên mặt phẳng tọa độ.

Tìm hình vuông có cạnh song song với trục tọa độ có cạnh nhỏ nhất chứa tất cả các điểm đó.

Dữ liệu vào

  • Dòng đầu chứa số nguyên dương n (n ≤ 105).
  • Dòng thứ hai chứa n cặp số nguyên x1, y1, x2, y2, ..., xn, yn với (xi, yi) là toạ độ của điểm thứ i.

Dữ liệu ra

Một số nguyên dương duy nhất là độ dài cạnh hình vuông cần tìm.

Ví dụ

INP.TXT OUT.TXT
5
1 1 1 1 3 3 1 3 3 2 2
2

Bài 31

Cho n điểm trên trục hoành.

Tìm điểm có tổng khoảng cách đến các điểm đã cho là nhỏ nhất.

Dữ liệu vào

  • Dòng đầu chứa số nguyên dương n (n ≤ 105).
  • Dòng thứ hai chứa n số nguyên a1, a2, ..., an lần lượt là hoành độ các điểm đã cho.

Dữ liệu ra

Một số tự nhiên duy nhất là tổng các khoảng cách nhỏ nhất tìm được.

Ví dụ

INP.TXT OUT.TXT
5
1 3 5 6 8
10